Tập thể dục giúp cho ngủ tốt hơn ở thời kỳ tiền mãn kinh

Đương nhiên, cũng không nên đi ngủ lúc thực sự no bụng. Bạn có thể thấy hơi đói là tốt hoặc ở mức độ không no cũng không đói lắm (bụng hơi lưng lửng) sẽ có tác dụng nhất. Nếu bạn vẫn còn đói trước khi ngủ, nhưng không cần phải ăn thêm nguyên cả một bữa nữa, bạn chỉ cần ăn thêm một bữa nhẹ có nhiều carbonhydrate, chẳng hạn như trái cây, bột ngũ cốc bữa sáng hoặc một hay hai lát bánh mì.
Tập thể dục có tác dụng hơn là tập thể hình – nó làm cho giấc ngủ ngon hơn
Việc tập thể dục thường xuyên (nhất là vào buổi xế chiều hoặc ban sáng) sẽ cải thiện các giấc ngủ của bạn sâu hơn. Nhưng tập thể dục trễ vào buổi tối có thể phản tác dụng cho bạn. Thông thường, việc tập thể dục vào buổi chiều tối sẽ tạo cho bạn nhu cầu năng lượng tăng lên vào buổi tối trễ, nhưng nếu bạn không muốn điều đó làm cản trở giấc ngủ nghỉ bình thường của bạn, cố đừng tập thể dục nhiều hơn sau 6 hoặc 7 giờ tối.
Loại trà gây ngủ
Trong hàng trăm năm, ông bà chúng ta đã dùng các thảo dược để giúp họ dễ ngủ. Một trong các phương thuốc thảo dược xưa nhất được xem là có tác dụng an thần và gây ngủ mà ngày nay nó được gọi là cây nữ lang (Valcriana officinalis). Nó thường được chế biến ở dạng trà và được xem là rất an toàn.
Quan hệ tình dục thường hơn: giải pháp tình trạng khô âm đạo
Chẳng có cách nào tế nhị hơn để mô tả điều này: Nhiều phụ nữ để ý thấy âm đạo bị khô, bị kích thích và / hoặc ngứa ở trong hoặc chung quanh âm hộ và âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, có lẽ bất ổn nhất là nhiều phụ nữ còn trải qua tình trạng khó chịu trong khi giao hợp.
Sự sụt giảm tự nhiên về estrogen dường như tạo điều kiện cho tình trạng mô âm đạo và âm hộ yếu và khô đi như vậy, kế đến làm cho mô này có nhiều khả năng bị tấy rát và tổn thương trong khi giao hợp hoặc ngay cả khi khám phụ khoa khung chậu. Các mức estrogen thấp cũng thường hay làm cho vùng âm đạo giảm tính axít (tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển).
Các thay đổi này có thể có mức độ từ hơi đau, bị đau cho tới hết sức phiền toái. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng cần đến bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc bà mẹ thăm khám để biết chắc sự lo lắng của bạn không phải là do nguyên nhân mãn kinh (như nhiễm trùng, bệnh lây qua đường tình dục v.v…) cần phải được điều trị riêng biệt.

You may also like...