Mãn kinh ảnh hưởng đến huyết áp và cholesterol

Có lẽ bạn đã chính thức đánh dấu sự kết thúc kinh nguyệt. Trong trường hợp đó, bạn có thể muốn hỏi các câu hỏi liên quan đến những năm của giai đoạn sau khi mãn kinh về các rủi ro đối với một số bệnh nào đó, như bệnh tim và chứng loãng xương. Sau đây là một số vấn đề.
Mãn kinh ảnh hưởng đến huyết áp và cholesterol như thế nào?
Những phụ nữ ở thời kỳ hậu mãn kinh có nhiều rủi ro hơn về chứng cao huyết áp – khoảng phân nửa phụ nữ ngoài 55 tuổi bị chứng cao huyết áp. (Huyết áp thường được xem là cao khi số đo huyết áp cao hơn 140/90 mmHg). Ngay cả bị cao huyết áp nhẹ có thể tăng gấp đôi rủi ro bị đột quỵ. Điều đáng sợ nhất về chứng cao huyết áp là thường không có các triệu chứng – không có gì xảy ra cả. Đó là lý do tại sao chứng cao huyết áp tăng rất cao và bạn sẽ chẳng cảm thấy khác biệt gì nhiều. Vì vậy do huyết áp của bạn thường xuyên là việc hết sức cần thiết.
Việc theo dõi các trị số máu của triglyceride và cholesterol huyết thanh sẽ giúp ích cho chúng ta hình dung về những gì đang xảy ra bên trong tim và các động mạch của chúng ta. Các mức lipid huyết nào đó có thể tạo thuận lợi hoặc ngăn chặn các mảng chất béo tích tụ ở các thành động mạch của chúng ta. Khi bạn được làm xét nghiệm lipid huyết, chắc chắn là các mức lipoprotein mật độ thấp (LDL hoặc “cholesterol xấu”) sẽ được xét nghiệm cùng với các mức lipoprotein mất độ cao (HDL hoặc “cholesterol tốt”). Một mức lipid nữa cũng thường được xét nghiệm là triglyceride. Phạm vi lành mạnh bình thường là từ 85 tới 200mg/dL. Nếu bạn bị các mức triglyceride cao, ngoài việc tập thể dục, hạn chế rượu cồn, còn phải duy trì cân nặng lành mạnh và không hút thuốc. Có một số điều bạn có thể làm để giúp hạ thấp chúng. Chúng bao gồm chế độ ăn của bạn chắc chắn phải có một số axit béo omega-3 và các chất béo không bão hòa đơn.
Có một số sản phẩm bán ở tiệm thuốc rất có hy vọng có thể giúp giảm bớt rủi ro bệnh tim hiện đang được khảo sát nghiên cứu là vitamin E, axit folic (folate), thức ăn làm từ đậu nành và việc dùng aspirin hằng ngày.
Nếu tôi có lịch sử gia đình mắc bệnh tim (hoặc các nhân tố rủi ro chủ yếu khác), liệu tôi có nên xem xét đến liệu pháp thay thế hormone không?
Khi đưa ra quyết định dùng hoặc không dùng hormone, thì đây là một trong những vấn đề chắc chắn phải cân nhắc cùng với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cận mãn kinh và rủi ro của cá nhân bạn như về chứng loãng xương hoặc các bệnh ung thư phụ thuộc estrogen gây ra.

You may also like...