Hạt lanh quan trọng thế nào

Hạt lanh quan trọng thế nàoĐáng tiếc là chất béo đã được thay thế bằng đường ở nhiều dạng khác nhau: đường fructose, xi rô bắp và mật ong nhiều hơn.
Quá nhiều đường trong chế độ ăn hằng ngày của bạn có thể khiến cho mức đường huyết tăng cao, sẽ kích thích tuyến tụy phóng thích nhiều insulin (một hormone) hơn. Mức insulin vượt quá giới hạn có thể gây ra nhiều loại vấn đề. Nó làm tăng sự chuyển hóa calorie thành triglyceride (mỡ máu). Nó kích thích men gan (enzyme của gan) tạo ra nhiều cholesterol hơn. Nó kích thích men này làm tăng khả năng hấp thu mỡ của các tế bào trong cơ thể. Nó có thể làm cho các thành động mạch của bạn dễ tính mảng bám hơn.
Đường biến đi đâu?
Các loại nước ngọt là nguồn cung cấp đường nhiều nhất, chiếm 21% lượng tiêu thụ đường tinh chế của chúng ta. Chúng ta cũng ăn một lượng đường lớn từ những thứ sau: 18% từ chất ngọt, bao gồm, xi rô, thạch quả, mứt, xi rô đá, kem cây và đường ăn; 13% từ các món tráng miệng làm từ là bánh, gồm bánh ngọt, bánh qui, bánh nướng nhân ngọt, bánh mì ngọt và các loại bánh qui giòn ngọt; 10% lượng tiêu thụ đường tinh chế của chúng ta từ các sản phẩm sữa (kem hộp, bánh pudding và sữa chua); 6% từ các loại bánh mì và các sản phẩm chế biến từ hạt. Bột ngũ cốc bữa sáng chiếm 5%.
Bước 9: Cho hạt lanh vào chế độ ăn
Tôi thừa nhận là mình hơi lo về việc tạo cho hạt lanh thành một thứ bổ sung thức ăn, một bước thực phẩm dẫn tới miễn nhiễm. Hạt lanh hiện vẫn đang còn được nghiên cứu ở người, hầu hết các lợi ích của nó là hạ lipid huyết và các đặc tính giảm khối u đối với một số loại ung thư. (Nó dường như rất có hiệu quả trong việc hạ mức estrogen và giảm bớt rủi ro ung thư vú, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng xem nó làm teo các khối u ung thư vú trước khi giải phẫu ở các phụ nữ vừa đã được chẩn đoán bị ung thư vú hay không). Chúng ta sẽ biết được nhiều hơn các lợi ích về sức khỏe của hạt lanh trong những năm tới đây.
Thực ra hạt lanh chẳng có gì xa lạ và đã được con người dùng vừa làm thức ăn vừa làm thuốc trong hàng trăm năm. Hạt lanh được dược sư Nicholas Culpeper phân loại và mô tả vào thập niên 1600 trong cuốn Complete Herbal: “Hạt lanh dùng rất tốt để trị viêm, các khối u và mụn nhọt, thường được dùng để chườm nóng và làm thuốc đắp” (chỗ bị áp xe, sưng tấy).
Hạt lanh còn có thể có các thành phần chủ yếu nào? Chúng ta biết hạt lanh là một nguồn rất đặc biệt về phytoestrogen lignan, cao gấp 75 tới 800 lần so với các nguồn thực vật khác và nó cũng có nhiều axit béo omega-3, axit alpha-linoleic.

You may also like...